Monday, March 23, 2015

Các cách diệt muỗi hay

Muỗi và các loại côn trùng nói chung đều gây nhiều phiền phức cho cuộc sống của con người, nhất là trẻ nhỏ da của chúng rất nhạy cảm với những vết đốt của côn trùng. Ngoài cách dùng thuốc diệt muỗi, bạn cũng có thể dùng những cách sau để đuổi muỗi ra khỏi nhà.

Nước đường + xà phòng

Dù giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ thì muỗi vẫn có thể xuất hiện. Đó là những chỗ bạn ít để ý đến như bình hoa hoặc khay đựng nước rỉ tủ lạnh, máy lạnh. Nếu không có thời gian thay nước mỗi ngày, bạn có thể dùng chiêu dụ để diệt muỗi. Dùng một ít nước đường, để trong thau nhỏ, lắc thau cho đường bám vào thành thau. Đặt thau ở gần hang ổ của muỗi, nghe mùi đường, chúng sẽ bay vào và sập bẫy trong thau. Nếu nhà có vườn cây, bạn có thể hòa một ít xà phòng vào thau nước đặt gần đó, muỗi sẽ bay vào đẻ trứng và bị dung dịch xà phòng tiêu diệt. 


Tinh dầu xả, bạc hà 
 
Trồng xả đuổi muỗi


Để đuổi muỗi, bạn cũng có thể dùng tinh dầu chanh, sả, quế, bạc hà, khuynh diệp… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nhang thơm trừ muỗi hoặc bộ máy xông đuổi muỗi để xua chúng ra khỏi nhà. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, bạn có thể dùng kem chống muỗi để bôi lên cơ thể, phòng muỗi đốt hiệu quả.

Tỏi

Nghiền nát tỏi và cho vào bát, đặt ở góc phòng hay những nơi muỗi thường bay tới. Mùi hương trong tỏi khiến muỗi khó chịu và sẽ tránh xa.

Vỏ cam, quýt

Sử dụng đốt vỏ cam, quýt hay chanh trong phòng để đuổi muỗi hay các côn trùng khác. Vỏ chanh, quýt khô khi đốt sẽ làm côn trùng bị ngạt và rơi xuống sàn hoặc khi đôt mở cửa phòng để muỗi bay ra khỏi phòng.

Trồng cây đuổi muỗi

Cây hương thảo: Từ lâu cây hương thảo được xem như một loại thảo dược tốt cho sức khỏe con người. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi.

Cây hương thảo ưa sống trong khí hậu nhiệt đới, nhưng vào mùa mưa lạnh, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình. Trồng những loại cây cỏ được xem là một biện pháp diệt muỗi hiệu quả lại đem đến nhiều công dụng tuyệt vời khác bên cạnh đuổi côn trùng. Vì vậy, bạn hãy áp dụng phương pháp này cho gia đình mình, bảo vệ sức khỏe và an toàn cuộc sống
Xem thêm

Ngăn Ngừa Những Loại Bệnh Do Muỗi Gây Ra

Muỗi là tác nhân lây truyền rất nhiều dịch bệnh đến cho con người. Trong lịch sử đã có nhiều loại dịch gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, phòng trừ và diệt muỗi luôn được chú trọng quan tâm trong việc bảo vệ cuộc sống con người.
Bệnh do muỗi gây ra là gì? Bệnh do muỗi gây ra là bệnh lan truyền qua việc muỗi nhiễm virút đốt lên cơ thể. Ở phía Đông Bắc nước Mỹ, có những ca bệnh do những loại virút như virút Bờ Tây Sông Nile (West Nile hay còn gọi tắt là WNV) hay virút Viêm Não Ngựa Miền Đông (Eastern Equine Encephalitis hay EEEV). Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm virút WNV hay EEEV do muỗi đốt thì tương đối thấp. Hầu hết người bị muỗi nhiễm virút đốt không bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ nhưng một số ít người khác có thể phát triển bệnh nghiêm trọng hơn. Muỗi truyền bệnh như thế nào?
Bệnh do muỗi gây ra được truyền sang người khi bị muỗi nhiễm virút đốt. Vài loại muỗi có thể bị nhiễm virút và truyền bệnh cho một số loài chim. Những muỗi khác có thể hút máu của chim bị nhiễm trùng. Con người không thể bị lây trực tiếp những virút này từ loài chim đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên, quý vị nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc với bất kỳ loài động vật đã chết nào và bỏ găng tay xài xong vào hai túi nhựa trước khi vứt vào thùng rác. Do virút WNV được tìm thấy trong máu của người đã nhiễm bệnh, nên nó cũng có thể lây sang người khác qua việc truyền máu và qua những bộ phận cơ thể được hiến tặng. Nó cũng có thể lây từ phụ nữ mang thai sang đứa trẻ chưa ra đời và thông qua việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, bệnh WNV không thể lây truyền do việc tiếp xúc hàng ngày với người bị nhiễm bệnh. Bệnh do muỗi gây ra đã xuất hiện ở Boston hay chưa? Virút WNV được phát hiện trong những tháng hè hàng năm tại Boston bắt đầu từ năm 2000. Trong những năm trước có một số ít trường hợp bệnh nhân nhiễm virút này, đôi khi dẫn đến bệnh trầm trọng hay tử vong. Các viên chức y tế công cộng cho rằng virút WNV sẽ tái xuất hiện vào mùa hè hằng năm. Thỉnh thoảng virút EEEV được phát hiện trong loài muỗi ở Boston. Những trường hợp bệnh nhân nhiễm virút này vô cùng hiếm nhưng có thể xảy ra. 

Ngừa bệnh do muỗi gây ra

Thời gian muỗi hoạt động mạnh nhất và dễ bị nhiễm virút nhất thường từ cuối tháng Bảy cho đến cuối tháng Chín hằng năm. Tuy nhiên, nếu thời tiết vẫn ấm áp, thời kỳ nguy hiểm có thể kéo dài đến cuối tháng Mười Một. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn phát triển bệnh trầm trọng nếu bị nhiễm virút WNV. Virút EEEV có thể gây bệnh nặng ở bất cứ độ tuổi nào.
Khi bị muỗi đốt con người có thể có nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, ngoài những biện pháp bảo vệ cơ thể như giăng mùng khi ngủ, bôi thuốc ngừa…chúng ta còn cần áp dụng các biện pháp diệt trừ muỗi hiệu quả để ngăn sự sinh sống của loài côn trùng này.
Xem thêm

Phương pháp dùng cây cỏ để diệt muỗi



Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc phun, xịt, nhang muỗi hay những biện pháp tự bảo vệ bản thân như thuốc bôi…Con người có thể sử dụng các loại cây cỏ sinh sống xung quanh nhà ở, ruộng đồng để diệt muỗi hiệu quả.
Một trong những loại cây được dùng để làm thuốc là loài cúc trừ trùng. Bộ phận dùng của cây cúc trừ trùng là hoa phơi hoặc sấy khô, tán rây thành bột mịn. Bột hoa cúc trừ trùng 30% trộn với bột thân và lá cùng cây 20%, bột và nhựa làm hương 50%, làm thành những nén hương thắp. Khi dùng, đốt hương lấy khói để ở nơi có nhiều muỗi.
Bột hoa cúc trừ trùng 0,1-0,4% hòa vào dung dịch DDT 5% để phun làm cho tác dụng diệt muỗi của DDT mạnh hơn. Chú ý: Bột hoa cúc trừ trùng mới chế biến có tác dụng mạnh hơn bột đã để lâu. Nếu bảo quản ở nơi ẩm, không kín, trong bao tải, hộp giấy, bột này chóng mất hết tác dụng. 

Dùng cây cỏ để diệt muỗi

Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) thuộc họ bách bộ (Stemoraceae), tên khác: củ ba mươi, là dây leo có nhiều rễ củ mập. Lá mọc đối, gân hình cung, gân phụ song song rất sít nhau. Hoa màu vàng lục có mùi hôi, quả nang. Cây mọc hoang ở rừng núi. Nước sắc củ bách bộ với tỷ lệ 1/20 có tác dụng giết chết bọ gậy muỗi 100%. Củ bách bộ phơi khô, thái nhỏ, đốt hun khói diệt được muỗi.
Đào lộn hột (Anacardium occidentale L.) thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae), còn gọi là cây điều, là cây gỗ nhỡ, lá mọc so le) hoa màu vàng nhạt. Quả hình thận trông như hạt lộn ra ngoài, cuống quả phình to trông như quả, màu vàng hoặc đỏ, ăn được. Cây trồng đặc sản của các tỉnh phía Nam. Từ lâu đời, người ta đã dùng phương pháp thô sơ để diệt muỗi anophen gây bệnh bằng cách lấy một lượng lớn quả đào lộn hột chín (chính là phần mềm ăn được của cuống quả) rải quanh các hồ chứa nước, nơi loài muỗi này thường phát triển.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chất acid đặc biệt có trong quả đào lộn hột đã ngăn cản quá trình sinh lý của bọ gậy muỗi làm cho chúng bị diệt, nhưng không gây hại cho người và môi trường. Ngoài ra, để xua đuổi muỗi, người ta dùng tinh dầu sả hoặc tinh dầu bạch đàn xanh pha loãng với nước để phun và trồng cây sả, cây hương nhu trắng, cây mần tưới ở những chỗ ẩm ướt như quanh vườn, cạnh bể nước, gần nhà vệ sinh. Vỏ quả bưởi, lá náng hoa trắng, bèo cái, cây ngải hoa vàng hoặc thanh cao phơi khô, đốt lấy khói hun cũng có tác dụng xua đuổi muỗi tốt. 
Xem thêm

Muỗi “đánh hơi” người bằng cách nào



Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale (Mỹ) phát hiện một số phương pháp mà loài muỗi sử dụng để tìm kiếm "con mồi". Từ đây, có thể phát triển thêm nhiều loại thuốc xịt hiệu quả hơn, hoặc tìm ra cách bẫy và tiêu diệt loại côn trùng phiền toái này.
Các nhà khoa học tìm thấy 50 gien khác nhau mà chủng muỗi Anopheles Gambiae sử dụng để "đánh hơi" con người. Những gien này phản ứng với "mùi" đặc trưng của từng "con mồi" (gồm cả những mùi hấp dẫn loài muỗi) theo các cách khác biệt. Mỗi gien điều khiển một cơ quan cảm nhận để phản ứng với một phân tử mùi hương mà con người sở hữu. 

Muỗi đánh hơi người

Nhà nghiên cứu John Carlson cùng các đồng nghiệp đã chuyển 50 gien này sang tế bào thần kinh của loài ruồi giấm Drosophila để thí nghiệm. Bình thường, ruồi giấm không nhận ra được mùi của con người. Vì thế, bất kỳ loại gien nào kể trên điều khiển ruồi giấm tìm đến con người, thì cũng chính là gien mà muỗi sử dụng. Phân tích của nhóm tác giả đăng trên tạp chí Nature cho biết, kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng tích cực đến chiến dịch kiểm soát bệnh sốt rét - một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất thế giới, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người mỗi năm.
Chính vì những đặc điểm trên mà chúng dễ dàng tìm đến nơi sinh sống của con người, gây hại và đem mầm bệnh đến cho chúng ta. Bởi vậy, việc chú trọng thực hiện những biện pháp diệt muỗi hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn tác hại của chúng và bảo vệ cuộc sống an toàn của con người.
Xem thêm

Thuốc diệt muỗi từ cây cỏ



Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Để đối phó kịp thời và khẩn trương chống dịch bệnh với tính đồng bộ và hiệu quả cao, bên cạnh những biện pháp tích cực phòng ngừa như phun thuốc, tẩm màn bằng hóa chất, mỗi địa phương có thể tận dụng nguồn cây cỏ sẵn có trong tự nhiên và được trồng tại nhà để diệt trừ muỗi và bọ gậy.
Đây là phương thuốc vừa dễ kiếm, tiện dùng, dễ điều chế lại vẫn có kết quả tốt. Cúc áo hoa vàng (Spilanthes acmella (L.) Murr.) thuộc họ cúc (Asteraceae), tên khác là nụ áo vàng, cỏ the, là một cây nhỏ. Lá mọc đối, mép khía răng. Hoa hình đầu màu vàng, quả bế. Toàn cây, nhất là hoa, có vị cay, tê nóng. Cây mọc hoang ở ven đường, bờ bãi. Đào lộn hột. Cao chiết từ các cụm hoa tươi cây cúc áo hoa vàng có tác dụng diệt bọ gậy của muỗi anophen dưới dạng nhũ dịch với xà phòng và hòa loãng với nước. Hoạt chất spilanthol chiết xuất từ hoa cúc áo phơi khô cũng có tác dụng diệt bọ gậy muỗi anophen và muỗi culicides. Nó có hiệu lực diệt bọ gậy của muỗi culex pipiens ở nồng độ pha loãng 1/30.000. Spilanthol diệt bọ gậy kém hơn DDT, nhưng nếu phối hợp hai chất này thì tác dụng tốt hơn. 

Thuốc diệt muỗi từ cây cỏ

Hoa cúc áo giã nát, ngâm nước cho đặc cũng làm chết nhiều bọ gậy. Cúc trừ trùng (Chrysanthemum cinerariae folium R.Vis.) thuộc họ cúc (Asteraceae), tên khác: cúc trừ sâu, là cây cỏ, có lông mềm như nhung. Lá mọc so le, xẻ thùy sâu, mặt dưới phủ đầy lông màu trắng mốc. Hoa màu trắng, quả bế. Cây nhập trồng từ lâu, phát triển tốt.
Việc sử dụng cây cỏ đem lại nhiều tác dụng tích cực đến việc ngăn chặn sự sinh sôi và phá hoại của muỗi, đồng thời cũng là phương pháp diệt muỗi đơn giản, ít tốn kém và dễ áp dụng đối với người dân.
Xem thêm

Nên phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào?



Diệt trừ muỗi là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết (là những bệnh do 2 loại muỗi truyền bệnh khác nhau gây nên). Một trong các biện pháp diệt muỗi là phun thuốc. Nhưng nên phun thuốc vào giờ nào đối với từng loài muỗi để đảm bảo hiệu quả cao nhất là điều cần thiết.
Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản Loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản là culex tritaeniorhynchus. Loài muỗi này sống ở ngoài nhà là chủ yếu, ban ngày bay ra ruộng lúa để đẻ, ban đêm bay vào các chuồng gia súc và nhà ở để hút máu. Số lượng muỗi hoạt động ở chuồng gia súc cao hơn so với ở trong nhà. Thời gian hoạt động của loài muỗi này thường từ 19 - 22 giờ. Do vậy khi diệt loài muỗi này, chúng ta nên tiến hành phun thuốc vào ban đêm (từ 19 - 22 giờ). Vì nếu phun vào ban ngày sẽ không diệt được muỗi tức thời vì muỗi đã bay ra ngoài ruộng lúa; Thời gian tồn lưu của thuốc sẽ rút ngắn đi. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

phun thuốc diệt muỗi

Tùy từng loại nên phun thuốc diệt muỗi đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả. Loài muỗi này chủ yếu đẻ trứng vào các bể, chum vại, các dụng cụ phế thải chứa nước mưa, nước sinh hoạt. Ðể phòng chống bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là thực hiện một số biện pháp chính:
- Tuyên truyền, vận động cộng đồng thường xuyên kiểm tra và lật úp, loại bỏ các dụng cụ phế thải.
 - Thả cá vào các bể, chum, vại chứa nước với dung tích 200 lít trở lên.
- Ðối với các dụng cụ chứa nước có dung tích nhỏ thì 3 ngày thay rửa một lần. Để phun thuốc diệt muỗi phòng sốt xuất huyết việc đầu tiên là diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành. Loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng (vì sau một đêm đậu nghỉ muỗi đã bị đói), tiếp theo vào thời gian trước lúc mặt trời lặn. Vì vậy, để diệt loài muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng.
Xem thêm

Giới thiệu

Designed By Diệt muỗi