Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng và diễn
biến hết sức phức tạp, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Để đối phó
kịp thời và khẩn trương chống dịch bệnh với tính đồng bộ và hiệu quả cao, bên
cạnh những biện pháp tích cực phòng ngừa như phun thuốc, tẩm màn bằng hóa chất,
mỗi địa phương có thể tận dụng nguồn cây cỏ sẵn có trong tự nhiên và được trồng
tại nhà để diệt trừ muỗi và bọ gậy.
Đây là phương thuốc vừa dễ kiếm, tiện dùng, dễ điều chế lại vẫn có
kết quả tốt. Cúc áo hoa vàng (Spilanthes acmella (L.) Murr.) thuộc họ cúc
(Asteraceae), tên khác là nụ áo vàng, cỏ the, là một cây nhỏ. Lá mọc đối, mép
khía răng. Hoa hình đầu màu vàng, quả bế. Toàn cây, nhất là hoa, có vị cay, tê
nóng. Cây mọc hoang ở ven đường, bờ bãi. Đào lộn hột. Cao chiết từ các cụm hoa
tươi cây cúc áo hoa vàng có tác dụng diệt bọ gậy của muỗi anophen dưới dạng nhũ
dịch với xà phòng và hòa loãng với nước. Hoạt chất spilanthol chiết xuất từ hoa
cúc áo phơi khô cũng có tác dụng diệt bọ gậy muỗi anophen và muỗi culicides. Nó
có hiệu lực diệt bọ gậy của muỗi culex pipiens ở nồng độ pha loãng 1/30.000.
Spilanthol diệt bọ gậy kém hơn DDT, nhưng nếu phối hợp hai chất này thì tác
dụng tốt hơn.
Hoa cúc áo giã nát, ngâm nước cho đặc cũng làm chết nhiều bọ gậy.
Cúc trừ trùng (Chrysanthemum cinerariae folium R.Vis.) thuộc họ cúc
(Asteraceae), tên khác: cúc trừ sâu, là cây cỏ, có lông mềm như nhung. Lá mọc
so le, xẻ thùy sâu, mặt dưới phủ đầy lông màu trắng mốc. Hoa màu trắng, quả bế.
Cây nhập trồng từ lâu, phát triển tốt.
Việc sử dụng cây cỏ đem lại nhiều tác dụng tích cực đến việc ngăn
chặn sự sinh sôi và phá hoại của muỗi, đồng thời cũng là phương pháp diệt muỗi
đơn giản, ít tốn kém và dễ áp dụng đối với người dân.